Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Những món ăn ngon ở Huế


Du lịch Huế luôn hấp dẫn du khách bởi sự trầm mặc và cổ kính của một miền đất Cố Đô. Đến Huế bạn như lạc vào một xứ sở của xa xưa với những đền đài lăng tẩm. Bên cạnh những nét kiến trúc uy nghi đó còn ẩn dấu một nền Văn Hóa Ẩm Thực đặc sắc. Cái nét ẩm thực đó hấp dẫn tôi ngay từ lần đầu đến Huế. Và tôi cũng chắc chắn rằng, mỗi người trong các bạn khi đến với Huế sẽ thích một món ăn nào đó. Với tôi đó là những món ăn liên quan tới Hến – Cơm Hến là món tôi thích nhất. Dù nhiều người không ai thích nó, nhưng với tôi món ăn đó đã để lại một hương vị khó quen trong lần đầu đến Huế của tôi.

Quan an ngon HueDanh bạ quán ngon Huế | Đặc sản Huế | Quán ăn chay Huế
Với giới hạn bài viết về các Món Ngon tại Huế, tôi không biết phải bắt đầu tư đâu. Xin đưa ra một số cảm nhận của mình, và những tổng hợp chi tiết về các nhà hàng Quán Ăn Ngon tại Huế. Bài viết được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Địa chỉ quán ăn ngon người Huế thường ăn

  • Quán bún thịt nướng, nem lụi chợ trước cổng Chợ Đông Ba rất nổi tiếng vì vị ngon rất riêng chỉ với giá rất bình dân 12.000đ/tô
  • Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Cát , Tp Huế
  • Các quán bún bò Huế :
– Chị Mỹ : chợ Cống, đường Nguyễn Công Trứ
– Bún bò Hội Nhà Báo : 22 Lê Lợi
– Chị Gái : 3 Lê Huân
– O Cẩm : vườn hoa Phan Đăng Lưu
– Chị Nọ : ngã tư đường Hàn Thuyên , Đinh Tiên Hoàng
– Mỹ Tâm : 24 Lê Duẩn , gần bến xe Nguyễn Hoàng (bán vào buổi chiều , tối )
– Bún bò bà Rớt , bún bò công viên Kim Đồng , bún bò chị Phụng ( Nguyễn Du ) …..
  • Bánh Canh Bà Đợi : Số 9 Nguyễn Trãi và Số 34 Ngô Gia Tự
  • Bún riêu cua o Tâm 112 Mai Thúc Loan, phường Thuận Thành, thành phố Huế
  • Bún mắm Nêm : bún mắm nêm Mệ Thẻo đường Bà Triệu, bún mắm nêm O Tý , đường Chi Lăng.
  • Cơm hến, bún hến đường Hàn mặc Tử

Một số Món ngon đặc trưng của Huế

Các loại bánh: bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc. Bánh bèo hình dáng nhỏ xinh như cánh bèo Nhật Bản, làm bằng bột gạo, nhân bánh làm bằng tôm chấy, ăn với nước mắm ngọt. Nguyên liệu bánh nậm cũng gần giống bánh bèo, nhưng được gói bằng lá chuối trước khi hấp chín. Bánh bột lọc được làm bằng củ sắn (còn gọi là củ mì, được mài nhỏ, sau đó lọc lấy tinh bột). Nhân bánh là tôm và thịt heo mỡ kho rim. Khi luộc có thể gói bằng lá chuối, hoặc để trần. Thông thường các quán bán hàng đều có đủ 3 vị bánh trên. Trước đây, khách đến thăm nhà, người Huế có thể tự chế biến các loại bánh trên để mời khách. Nhưng bây giờ thì đa số đều mời nhau ở các quán chuyên bán bánh đặc sản Huế. Ở Huế có nhiều quán bánh bèo, nậm, nhưng được khách ưa chuộng là quán bánh bà Cư ở đường Nguyễn Huệ, bà Đỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bún bò Huế cũng là món ăn nổi tiếng và được nhiều khách phương xa biết đến. Ăn bún bò Huế để cảm nhận cái chất ngọt thanh với đủ mùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùi xương hầm, mùi thịt luộc, mùi chanh, mùi rau, mùi tiêu hành, nước mắm… quyện vào nhau tạo thành đặc sản bún bò có sức hấp dẫn lạ lùng, rất riêng của Huế. Điều đặc biệt là những quán bún bình dân lại nổi tiếng về chất lượng. Những quán bún ở đường Nguyễn Du thường bán vào buổi chiều. 15 giờ hằng ngày đã thấy khách ngồi khá đông, có khi chờ cả tiếng đồng hồ mới có bún. Hay bún “mụ Rớt” ở sau lưng chùa Diệu Đế, bún Lệ ở đường Điện Biên Phủ, đều là những địa chỉ hấp dẫn cho khách du lịch mỗi lần đến Huế.
Bánh khoái Thượng Tứ ở Huế là đặc sản đã làm say lòng nhiều du khách trong và ngoài nước: Bánh được làm từ bột gạo. Nhân bánh được làm bằng tôm, thịt nạc, nấm xào chung với nhau. Bánh khoái thường ăn kèm với trái vả, chuối chát, rau sống. Sở dĩ bánh khoái Thượng Tứ ngon hơn những quán khác là nhờ bí quyết pha chế nước lèo của gia chủ.
Nếu khách không có đủ thời gian để rong ruổi hết những địa điểm với những món bánh Huế, thì chỉ cần một cuốc taxi về biệt phủ Thảo Nhi ở thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (trên đường đi tham quan lăng Khải Định), cách TP Huế khoảng 7 km. Ở đây có tất cả các loại bánh, bún như trên, đáp ứng nhu cầu của khách. Ngoài thưởng thức đặc sản Huế, du khách còn được thư giãn trong khung cảnh một ngôi nhà rường được phục chế lại công phu, tại một khu vườn ngoại ô xanh mát.
Đến Huế, du khách cũng đừng quên tìm hiểu món cơm cung đình, hay còn gọi là cơm vua, là món ăn độc đáo, không chỉ làm cho khách ta mà cả khách tây ngẩn ngơ, thán phục bởi thực đơn cơm vua được chọn từ 8 đến 10 món đặc sắc trong hàng trăm món ăn đặc sắc của Huế; và không thể thiếu là món nem công, chả phụng, các loại bánh Huế. Món tráng miệng phải là chè hạt sen Tịnh Tâm. Cơm vua không chỉ biểu hiện cái tài nấu nướng của người Huế, còn biểu hiện nghệ thuật trang trí món ăn đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao. Khách vừa được ăn, lại được mặc trang phục của vua và hoàng hậu, được phục vụ tận tình, chu đáo.

Danh sách những quán ăn ngon không thể bỏ qua

  • Quán bún bò giò heo ở đường Nguyễn Du (Nằm gần ngã ba Nguyễn Du- Chi Lăng). Quán bình dân, chật, nhất là trời mưa nhưng khá ngon, đúng phong cách Huế.
  • Quán bún không biết tên ở ngã tư Ngô Đức Kế- Nguyễn Chí Diễu, hình như là quán Tre vàng gì đó vì trong quán có bụi tre ngà. Chưa ăn ở đây lần nào nhưng theo người khác đánh giá là ngon và có tên trong cẩm nang Du lịch Việt Nam.
  • Quán bún chả cá cũng ở đường Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Nguyễn Huệ- Lý Thường Kiệt và đối diện Sở Điện lực. Chưa ăn ở đây nhưng nghe quảng cáo ghê lắm và thấy khách đông nườm nượp là đủ biết quán ngon thế nào.
  • Quán Bún Mỹ Tâm đường Lê Duẩn ( đoạn bến xe nguyễn Hoàng) và Ngõ Vắng (đường Trần hưng Đạo- ngay chân cầu Tràng Tiền) Chủ yếu phục vụ khách ăn đêm.
  • Các quán bánh cuốn, bún thịt nướng: Tập trung ở đường Kim Long. Ngon thì kẻ tám lạng người nửa cân nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Huyền Anh. Các quán còn lại nhái theo tên là Hiền Anh, Hoàng Anh và một số quán không nhớ tên. Đói bụng mà đi ngang đoạn đường này là chịu không nổi vì mùi thịt nướng thơm lừng.
  • Các quán bánh bèo, lọc nậm: Ngã ba Trương Định – Bà huyện Thanh Quan; kiệt bên phải Cung An Định ở đường Nguyễn Huệ; Quán Bà Đỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; bánh lọc Mụ Cai ở cuối đường Chi Lăng (quán này nổi tiếng nhưng phải có người chỉ đường vì rất khó tìm)
  • Quán chè: Nổi tiếng nhất chắc chắn là chè Hẻm ở đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương – Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang). Không nên vô các quán chè Cung Đình Huế, chè ở đây ly to bự, quá ngọt và dở, ăn 1 ly là ngán.
  • Quán bánh khoái: Bánh này giống bánh xèo ở trong Nam. Nhớ là giống thôi chứ không phải bánh xèo nghe, bánh khoái ngon hơn nhiều, đặc biệt là cái nước lèo của nó. Vào quán ăn thì chỉ tính tiền bánh thôi chứ nước lèo và rau sống thì miễn phí nên hồi Sinh Viên mình và thằng bạn thường vô kêu 2 thằng 2 cái. ăn hết bánh rồi bắt đầu chan nước lèo vô rau sống ăn đến khi nào thấy chủ quán nhìn bằng ánh mắt lạ lạ mới thôi. Quán nổi tiếng nhất là bánh khoái Lạc Thiện (Ngã ba Trần Hưng Đạo – Đinh Tiên Hoàng) và một quán quên mất tên ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Biểu) ngoài ra cũng có một số quán cũng ngon ở đường Mai Thúc Loan (bình dân).
  • Bánh canh: Tập trung nhiều ở đường Phạm Hồng Thái là bánh canh cua, chả. Còn bánh canh bột lọc – tôm nấu theo kiểu ngày xưa thì có bánh canh mụ Đợi (quán ở đường Huỳnh Thúc Kháng, hơi khó tìm là quán gốc; sau này mở thêm 1 quán ở đường Nguyễn Trãi, gần Ngã tư Nguyễn Trãi- Nguyễn Thiện Thuật)
  • Các quán cháo bò: Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ
  • Các quán cơm, bún hến: Các món này người lạ ăn không quen dễ bị đau bụng nhưng dân Huế, đặc biệt là lớp thanh niên thì đi ăn rất đông. Đường Hàn Mặc Tử có 2 quán. Đường Trương Định, chỗ quán bún ở trên cũng có bán cơm hến. Hoặc các bạn cũng có thể qua cồn Hến, qua khỏi cầu là rẽ bên trái cũng có 1 quán rất ngon.
  • Bún Ông Vọng: Nguyễn Du – Qua cầu Gia Hội đi xuống đường Chi Lăng – Đường Nguyễn Du nhỏ, cắt ngang đường Chi Lăng về phía bên trái. Buổi chiều tầm 3 giờ bắt đầu bán, nổi tiếng lắm, nhất là thịt bò (nói đến đây là thèm không chịu được). Ăn Cay lắm nhé. Quán có bán buổi sáng nhưng người khác bán, cũng ngon không kém luôn. Ai đến Huế mà muốn ăn bún bò thì đừng bỏ qua nhé!.
  • Bèo nậm lọc – Quán Hàng me ở Võ Thị Sáu – 2 quán số 1 và 2 đối diện nhau là của 2 mẹ con. Địa chỉ mình không nhớ rõ, nhưng nếu đi taxi thì nói Hàng Me là ai cũng biết hết.
  • Chè: nổi tiếng nhất chắc là chè Hẻm ở 17 đường Hùng Vương (gần ngã tư Hùng Vương- Nguyễn Tri Phương). Các quán khác cũng ngon không kém là Chè Sao ở đường Phan Bội Châu, quán trước rạp Hưng Đạo (bán chiều tối), chè Trương Định (đoạn ngã ba Trương Định- bà huyên Thanh Quang).
  • Cơm hến ngon nhất ở các quán đường Hàn Mạc Tử, nhưng ở đây lại không có hến xào xúc bánh tráng, nên có thể đến cồn Hến. Có điều nếu bạn bảo Taxi chở đến quán ngon của cồn Hến là họ sẽ đưa bạn đến nhà hàng Hương Xưa đó. ở đây phong cảnh đẹp nhưng chất lượng không tốt lắm và mắc tiền. Đến cồn Hến thì bạn cứ chọn mấy quán bình dân mà ngồi, vừa rẻ, vừa ngon, có thể thưởng thức cả món hến lẫn chè bắp. Ngoài ra có thể ăn cơm hến ở đường Trương Định, hoặc Cung An Định…

Bún Bò Giò Heo

Những quán Ăn chay

Ngoài những món ăn đặc sắc kể trên, bạn cũng đừng bỏ qua những  món ăn Chay nhé. Món ăn Chay cũng là một phần của linh hồn ẩm thực Huế.
  • Quán Bồ Đề ở số 11 Lê Lợi hay 35/1 Bà Triệu
  • Quán Tịnh Tâm ở 27 Tịnh Tâm hay số 4 Chu Văn An
  • Quán Thiên Phú ở 26 Phan Châu Trinh
  • Quán Tịnh Gia Viên ở 20/3 Lê Thánh Tôn.

Tổng hợp danh sách địa chỉ

Quán Tranh bèo nậm lọc
Địa chỉ: Đường Chi Lăng, Huế
Điện thoại: (84-54) 531866
Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ
Địa chỉ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế
Điện thoại: (84-54) 541182
Bánh bèo Bà Cư
Địa chỉ: 47 Nguyễn Huệ, Huế
Điện thoại: (84-54) 832895
Bún riêu cua
Địa chỉ: 56 Nguyễn Huệ
Cháo ông Lương
Địa chỉ: 43 Bà Triệu, Huế
Yaourt
Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ
Bánh bèo nậm lọc Mợ
Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ,
Cháo vịt Thuận
Địa chỉ: 94 Bùi Thị Xuân, Huế
Quán mỳ Phước
Địa chỉ: 62 Nguyễn Huệ
Bún- cháo- cơm hến
Địa chỉ: 98 Nguyễn Huệ
Bánh canh cá lóc Thủy Dương
Địa chỉ: Thủy Dương, Hương Thủy
Bún chả cá
Địa chỉ: 110 Nguyễn Huệ
Bún chả cá
Địa chỉ: 124 Nguyễn Huệ
Bánh canh cua Phạm Hồng Thái
Địa chỉ: Phạm Hồng Thái, Huế
Bánh canh cua Phan Bội Châu
Địa chỉ: Dốc Phan Bội Châu, Trường An, Huế
Bánh ướt, bún thịt nướng Kim Long
Địa chỉ: Kim Long
Chè Cung Đình Huế
Địa chỉ: 31 Nguyễn Huệ
Bún bò Huế
Địa chỉ: 14 Lý Thường Kiệt, tp Huế
Điện thoại: (84-54)826460
Bún bà Tuyết
Địa chỉ: 37 Nguyễn Công Trứ
Bún bà Tâm
Địa chỉ: 43 Nguyễn Công Trứ
Cháo bò Đập Đá
Địa chỉ: Nguyễn Sinh Cung, Vĩ Dạ, Huế
Bún bà Mỹ
Địa chỉ: 71 Nguyễn Công Trứ
Chè Hẻm
Địa chỉ: 17 Hùng Vương, Huế
Chè Sao
Địa chỉ: 60 Phan Chu Trinh
Điện thoại: (84-54) 823069
Bánh canh mụ Đợi
Địa chỉ: 40 Đào Duy Anh
Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu.
Bún Hiền
Địa chỉ: 29 Bà Triệu
Bún bò Huế bà Phụng
Địa chỉ: đường Nguyễn Du, Huế
Cơm hến và chè bắp Cồn Hến
Địa chỉ: Cồn Hến, Vĩ Dạ
Bánh khoái Hồng Mai
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Huế
Quán ốc Trường An
Địa chỉ: Trường An, Huế
Bún mắm nêm, bún thịt nướng Bà Triệu
Địa chỉ: Bà Triệu, Huế
Bánh khoái Lạc Thiện
Địa chỉ: 6 Đinh Tiên Hoàng, Huế
Điện thoại: 84-54) 527348
Đường ăn sáng
Địa chỉ: Đường Trương Định
Quán ốc Minh Nghĩa
Địa chỉ: 253 Phan Bội Châu
Điện thoại: (84-54) 884865
Quán vườn Hương Cau
Địa chỉ: 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Huế
Điện thoại: (84- 54) 527228
Bài viết có tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu bài viết còn thiếu sót, xin các bạn gần xa bổ xung thêm (comments phía dưới).

Món ngon Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Mình (Sài Gòn) là một điểm giao lưu văn hóa và du lịch lớn ở miền Nam. Đa phần các bạn đi du lịch miền Nam sẽ phải ghé qua đây, ở lại ít nhất 1 đêm hoặc dừng chân trong vài tiếng trước khi tới 1 nới nào đó như Miền Tây, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc v.v.v Trong thời gian ngắn ngủ đó bạn nên tranh thủ thưởng thức các món ngon Sài Gòn, Bài viết dưới đây sẽ kể ra 10 món ăn ngon ở Sài Gòn dành cho dân đi Du lịch và các bạn đam mê Ẩm thực.
mon ngon sai gon

Món Ngon Sài Gòn

1.  Cơm tấm

Nhắc đến Sài Gòn món đầu tiên mà bất kỳ ai nghĩ đến có lẽ là cơm tấm. Đây là món ăn phổ biến đến nỗi ở Sài Gòn người dân ăn món này từ bữa sáng cho đến bữa tối. Các tỉnh khác đều có cơm tấm phong cách Sài Gòn nhưng ăn chắc chắn không giống như các bạn ăn tại Sài Gòn.com tam sai gon
Món này có tên là Cơm Tấm vì trước đây món này được nấu từ gạo “tấm” có nghĩa là loại gạo nứt, vỡ, hình thức xấu chứ ko được nguyên hạt như loại gạo đắt tiền. Phổ biến nhất là cơm tấm sườn nướng, nhưng các quán cơm luôn phục vụ các loại khác nữa như cơm tấm gà quay, cơm tấm sườn bì chả… Dĩa cơm luôn được phục vụ kèm dưa góp, một bát canh và một chén nước mắm chua ngọt để suất cơm trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Cá nhân mình thì không thích ăn cơm tấm ở các nhà hàng lớn, nó không phải phong cách ở đây, mình thích ăn ở những quán ăn vỉa hè, những xe đẩy ngay trên đường phố và gọi kèm 1 ly trà đá. Thế mới là thưởng thức đặc sản vùng miền.
Địa chỉ ăn Cơm Tấm ngon:
Khu vực đường Phan Chu Trinh có nhiều quán cơm tấm ngon và rẻ, bán cả ngày từ sáng sớm đến tối muộn mà các bạn nên thử. Đằng sau chung cư Phan Xích Long cũng có một quán vỉa hè ngon nhưng chỉ mở cửa từ lúc 5h chiều, đến khoảng 8h tối là hết. Muộn hơn thì đằng sau chợ Xóm Chiếu, đường Lê Văn Linh có một hàng mở từ 6h chiều đến 12h đêm.

2. Báng tráng Trảng Bàng

banh-trang-trang-bangMặc dù đây là món ăn có nguồn gốc từ Trảng Bàng, Tây Ninh nhưng đã trở nên rất phổ biến ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn các tiệm bánh tráng Trảng Bàng mọc lên như nấm nhưng hàng ngon nhất có lẽ vẫn là Bánh tráng Trảng Bàng Hoàng Ty ở số 70 Võ Văn Tần. Điểm đặc biệt của bánh tráng là phải được phơi sương mới ngon và ăn kèm phải đủ các loại rau ở Trảng Bàng mới đủ vị. Rau thơm ở trong vườn thì có húng lủi, cần nước, tía tô, dấp cá, hẹ, ngò…Còn có cả các loại lá non, rau mọc dại ở trên rừng hoặc ở bờ sông, rạch, suối… như lá cóc, trâm ổi, lá nhái, lá lụa, đọt vừng, đọt kim cang, đọt lá xộp, quế, đọt bứa, rau câu, lá cách… Tính ra phải đến hơn 30 loại rau thơm và lá non các loại cho đủ 5 vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Mình từng ăn ở nhiều quán bánh tráng Trảng Bàng nhưng chỉ thấy quán này mới có đầy đủ các loại lá kể trên.

3. Hủ tiếu Nam Vang

nha hang ngon sai gonHủ tiếu Nam Vang còn được gọi là một món ăn “đa sắc tộc” vì nó có nguồn gốc từ Campuchia, nhưng lại do người Hoa chế biến. Hủ tiếu là một món cũng phổ biến không kém so với cơm tấm ở đất Sài Thành nhưng hủ tiếu Nam Vang thì còn đặc biệt hơn nữa. Đặc biệt vì sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu. Hủ tiếu Nam Vang nguồn gốc có thịt heo miếng và thịt heo băm nhỏ nhưng ở Sài Gòn thì có nhiều loại ăn kèm hơn như: tôm, gan, trứng cút, mực… Và không thể thiếu khi thưởng thức hủ tiếu Nam Vang là các loại rau ăn kèm như rau cần, tần ô, hẹ, xà lách, giá… Có 2 cách ăn hủ tiếu là hủ tiếu khô và hủ tiếu nước. Hủ tiếu khô được thêm chút xì dầu, tỏi phi và một bát nước dùng riêng. Có nhiều quán hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng ở Sài Gòn như hủ tiếu Hồng Phát (đường Võ Văn Tần), TyLum, Liến Húa… nhưng quán ở góc đường Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 cũng là một địa chỉ đáng để thử.

4. Lẩu cá kèo

quan ngon sai gonLẩu là một món ăn quen thuộc từ Hà Nội cho tới Sài Gòn, nhưng lẩu cá kèo thì là món ăn đặc trưng vùng miền. Cá kèo là một loài cá nhỏ bằng ngón tay, da trơn, phải bỏ vào nổi lẩu khi còn sống, có vị tanh nhưng thịt lại rất ngọt, mềm và không có xương dăm nên rất dễ ăn. Đây là món ăn miền Tây nhưng nổi tiếng khắp cả nước nhờ vào sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn cả 3 vị: chua, cay và ngọt. Hiện nay ở Hà Nội có nhiều quán lẩu cá kèo nhưng lần nào vào Sài Gòn mình cũng phải bố trí ăn lẩu ở quán Lẩu cá kèo Bà Huyện, số 87 Bà Huyện Thanh Quan. Quán rộng rãi, thoáng mát, đồ ăn tươi ngon, giá cả phải chăng và nhân viên phục vụ nhanh nhẹn. Hiện quán có thêm cơ sở 2 nữa ở số 10 Nguyễn Thông. Theo ý kiến của nhiều người ăn ở đây thì quán có món ngon nhất là cá kèo nướng muối ớt và lẩu cá kèo. Lươn hấp xả cũng là món đáng để thử. Điểm trừ ở đây là ngồi lâu sẽ bị nhân viên đuổi khéo, cũng có thể do ở đây quá đông khách. Các đồ ăn kèm gọi thêm đều tính tiền, gửi xe cũng mất tiền và các bạn nhớ kiểm tra hóa đơn cẩn thận.

Ẩm thực Sài Gòn

5. Ốc – Cua

Ốc là món vừa có thể ăn chơi, vừa có thể lai rai và vừa có thể ăn no cho nhiều loại nhu cầu của từ các bạn sinh viên đến dân nhậu. Khu vực quận 4 có một loạt các quán ốc mà quán nào thực đơn cũng có tới mấy chục loại ốc, vô cùng hấp dẫn và các loại hải sản khác đều có. Quán Ốc Thảo ở số 229 Hoàng Diệu được coi là quán sang chảnh nhất khu này nhưng mình thấy giá cũng chỉ ngang các quán bình dân ở Hà Nội. Các món nướng muối ớt là mình thấy ngon nhất, có thể do khẩu vị miền Bắc không phù hợp với các món có nước sốt quá ngọt ở trong nam. Quán này có món Cà ri Cua là món mà ai cũng đến cũng gọi, thưởng thức cùng bánh mỳ, khá ngon.
Ngoài quán Ốc Thảo, gần khu vực này có quán Ốc Oanh, 534 Vĩnh Khánh, buổi trưa có ỐC Nhung, quán lề đường quãng số 228 Vĩnh Khánh. Quán Ốc Xinh đường 12B, Khánh Hội thì có nhiều loại ốc lạ.

6. Mỳ vịt tiềm

mon ngon ho chi minhMỳ vịt tiềm là một trong nhũng món ăn ít tìm thấy nhất ngoài Sài Gòn, có nguồn gốc của người Hoa và phù hợp với những người thích ăn các món tần, hầm… Quán nổi tiếng ngon ở Sài Gòn là Hải Ký Mỳ gia, ở số 349 Nguyễn Trãi, sợi mỳ ở đây giòn mà không dai, nước dùng đậm mùi thuốc bắc, ăn thực sự rất ngon nhưng 90k-120k/suất thì mình thấy hơi đắt.
Rẻ hơn một chút có quán Lương Ký Mỳ Gia ở số 1 Huỳnh Mẫn Đạt, giá khoảng 75-85k nhưng nước dùng ăn không ngon bằng.

7. Bánh xèo chảo

Bánh xèo khi ăn trong Sài Gòn có kích thước lớn hơn hẳn bánh xèo ngoài Hà Nội, đường kính bánh gần bằng đúng đường kính của chảo dùng để tráng bánh xèo. Tên bánh xuất phát ngay từ việc sau khi cho tôm và thịt ba chỉ vào chảo, đầu bếp sẽ đổ một muôi bột vàng ươm vào chảo đánh “xèo” một cái. Nếu bạn ăn bánh xèo tại một nhà hàng lớn thì bạn sẽ không được thưởng thức tài nghệ đổ bánh của người đầu bếp. Còn ghé quán Bà Hai Bánh Xèo 119 Nguyễn Văn Linh, sau lưng chợ Xóm Chiếu thì các bạn vừa có thể nhìn đầu bếp chế biến vừa có thể thưởng thức chiếc bánh khi nó vừa được ra lò.mon an ngon sai gon
Nhiều quán bánh xèo được ăn kèm với rau cải có vị cay nhẹ rất hấp dẫn, nhưng ở quán này thì ăn kèm với các loại rau đặc trưng miền tây, trong đó có rau cách, có vị chua nhẹ. Một phần quan trọng của món ăn này chính là nước mắm chua ngọt, có người còn nói rằng đó là “linh hồn” của món ăn.
Một quán bánh xèo bình dân khác nữa là quán Kim Ngân ở số 31 đường Hoàng Hoa Thám, giá chỉ có 30k/bánh. Trong hẻm 31 Hoàng Hoa Thám này cũng có hàng loạt các quán bánh xèo và bánh khọt, nhưng nhiều phản hồi là nước mắm chua ngọt không được ngon lắm.
Còn không phải kiểu bình dân thì có lẽ phải nhắc đến Bánh Xèo Mười Xiềm, nhưng thời gian gần đây thì có nhiều ý kiến cho rằng bánh không ngon như giá.

8. Bún mắm

quan an ngon sai gonĐây là món ăn xuất hiện trong list 10 món ăn phải thử khi tới Sài Gòn của blogger ẩm thực Mark Wiens và cá nhân mình cũng có cùng ý kiến. Mặc dù món ăn này hơi nặng mùi đối với những người lần đầu ăn thử nhưng nếu đã ăn 1 lần rồi thì các bạn sẽ bị nghiền mất. Blogger này còn chỉ rõ ăn món này ở Phan Bội Châu với giá 65k/bát. Bún mắm là món ăn của người dân miền Tây Nam bộ, nước dùng được chế biến từ các loại cá linh, cá sặc, cá lóc… nấu cho rã thịt, lược lấy phần nước trong, nêm ít gia vị cho vừa miệng. Ăn kèm là bún tươi và các loại rau có trong vườn như rau đắng, cọng bông súng, kèo nèo, bắp chuối… Thỉnh thoảng, khi đãi khách phương xa, tô bún mắm lại được điểm xuyết thêm vài con tôm, lát cá. Khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt heo quay, mực… làm cho bát bún mắm trở nên hấp dẫn hơn.
Ở Sài Gòn có cả 1 khu bán bún mắm là ngã tư Minh Phụng – Hậu Giang ở quận 6, ở đây có một loạt các hàng bún mắm mở từ sáng sớm đến tối mịt có chất lượng khá đồng đều nhau.

9. Bún thịt nướng

an gi o sai gonHà Nội là thiên đường các món ăn nước như bún, phở, miến… nhưng Sài Gòn có vẻ thiên về các món bún, miến… trộn. Bún thịt nướng là một ví dụ điển hình. Cùng nguyên liệu giống món bún  chả của Hà Nội nhưng bún thịt nướng đem lại một hương vị hoàn toàn khác biệt. Ăn bún chả ở ngoài Bắc có nhiều cách ăn khác nhau  và ăn bún thịt nướng ở Sài Gòn cũng nhiều vẻ khác nhau. Ở quán Chị Tuyền số 195 đường Cô Giang hoặc quán Chị Thông, số 95 đường Cô Giang thì các nguyên liệu đã được trộn sẵn vào nhau, khá hợp khẩu vị. Ở quán Hải Đăng số 145 đường Chấn Hưng thì các nguyên liệu được tách riêng, tùy khẩu vị mà khách hàng tự “mix” các nguyên liệu này với nhau nhưng có một vài khách hàng có ý kiến về vấn đề vệ sinh của quán này. Ngoài bún thịt nướng thì bún nem nướng cũng ngon, hoặc các bạn có thể gọi một tô đầy đủ cả thịt nướng và nem nướng.

10. Bột chiên

am thuc sai gonMón ăn này có thể thấy là một món ăn được xuất hiện trong hầu hết các bảng xếp hạng món ăn ngon khi đến Sài Gòn nhưng với khẩu vị cá nhân thì mình thấy không hấp dẫn bằng các món kể trên nên đã xếp nó tận số 10. Đây là món ăn vặt có nguồn gốc từ Trung Quốc và được dân Sài Gòn đón nhận nhiệt tình nên giờ đây món ăn này trở nên vô cùng phổ biến, các bạn có thể dễ dàng tìm thấy một quán bán món ăn này khi đi dạo loanh quanh. Quán Bột Chiên Đạt Thành là quán nổi tiếng nhất, nằm ở 277 Võ Văn Tần. Ngoài bột chiên quán còn có nui chiên, bánh canh hẹ, gỏi bò… toàn những món phù hợp với các bạn thích ăn vặt.
Quán bột chiên đắt nhất Sài Gòn lại là một quán vỉa hè, đối diện số nhà 200B Phùng Hưng. Theo khẩu vị của một số người thì quán rất ngon nhưng theo một số người khác thì không hiểu tại sao quán này đắt vậy mà vẫn đông. Các bạn có thể ghé thử xem sao nếu thích đồ ăn vặt.
Ngoài những món kể trên, Sài Gòn còn được coi là “thiên đường đồ ăn vặt” với giá cả hết sức hấp dẫn so với Hà Nội. Nên các bạn có thể đi dạo quanh các con phố, có thể thử ngay hàng nào mà bạn bắt gặp và trải nghiệm “ẩm thực đường phố Sài Gòn”.